Bộ GD&ĐT - Đề thi minh họa - 2021

NHẬN XÉT ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ANH NĂM 2021

I. Nhận xét chung:

Đề tham khảo thi Tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh (ngày 1/4/2021) có số lượng câu hỏi là 50 câu trắc
nghiệm. Đề đã phản ánh được tinh thần mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nêu trước đó, là tập trung kiểm tra
kiến thức trong chương trình trung học phổ thông, trong đó chủ yếu là kiến thức của lớp 12; vì vậy đề thi đã
có nhiều câu hỏi ở mức độ căn bản tương tự như đề thi chính thức năm 2020. Điều này không có nghĩa là
học sinh sẽ dễ dàng đạt được điểm cao, vì đề thi vẫn có những câu phân loại, tập trung chủ yếu ở phần đọc
hiểu, đọc điền từ và 1 số câu hỏi từ vựng.

II. Phân tích cấu trúc đề tham khảo năm 2021 và so sánh với đề thi chính thức năm 2020

Nói chung đề thi chính thức có 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và 30% câu hỏi ở mức độ vận
dụng, vận dụng cao. Học sinh trung bình khá có thể dễ dàng đạt 6 - 7 điểm.

Các kiến thức được kiểm tra trong đề thi tham khảo gần giống với các kiến thức trong đề thi chính thức của

Bộ GD năm 2020, bao gồm các chủ điểm như sau:

      · Phát âm đuôi –ed (1 câu) – năm 2020 là phát âm đuôi –s

      · Nguyên âm đôi/đơn (1 câu)

      · Trọng âm của từ 2 âm tiết và 3 âm tiết (tổng 2 câu)

      · Câu hỏi đuôi (1 câu)

      · Câu bị động (1 câu)

      · Giới từ (1 câu)

      · Trật tự tính từ (1 câu) – 2020 không có

      · Liên từ (2 câu)

      · Danh động từ (1 câu)

      · Thì động từ (3 câu – 1 câu bài hoàn thành câu, 1 câu bài tìm lỗi sai và 1 câu bài câu đồng nghĩa)

      · Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (sự hoà hợp về thì) (1 câu)

      · Từ loại (2 câu – 1 câu bài hoàn thành câu và 1 câu bài tìm lỗi sai)

      · Cụm động từ (1 câu)

      · Sự kết hợp từ (1 câu)

      · Sự lựa chọn từ đúng – từ vựng (8+ câu)

      · Cụm từ cố định/thành ngữ (2 câu – câu trong bài tìm từ trái nghĩa và 1 câu trong bài hoàn thành câu)

      · Từ đồng nghĩa/ trái nghĩa (2 câu – tổng 4 câu)

      · Đại từ quan hệ (1 câu – nằm trong bài đọc điền từ)     

      · Lượng từ (1 câu – nằm trong bài đọc điền từ)

      · So sánh hơn kém/so sánh bằng (1 câu)                         

      · Câu tường thuật (1 câu)

      · Động từ khuyết thiếu (1 câu)

      · Câu ước (1 câu)

      · Đảo ngữ (1 câu)

Điểm khác biệt so với đề thi chính thức của Bộ GD-ĐT năm 2020 là các chủ điểm ngữ pháp kiểm tra trong
dạng bài hoàn thành câu. Cụ thể: đề tham khảo năm 2021 kiểm tra thêm kiến thức về trật tự tính từ, không
kiểm tra kiến thức về “câu điều kiện loại 2” và “mệnh đề quan hệ rút gọn”. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở
dạng bài tìm lỗi sai. Đề thi tham khảo (2021) kiểm tra 3 dạng kiến thức thì của động từ, tính từ sở hữu (từ
loại) và câu hỏi từ vựng (sự lựa chọn từ); còn năm 2020 là sự hoà hợp chủ vị, cấu trúc đồng dạng và câu hỏi
2
về từ vựng (sự lựa chọn từ) giống như năm trước. Những câu hỏi phân loại vẫn nằm ở bài đọc hiểu số 2 như
năm 2020.

III. Một số gợi ý cho học sinh để ôn tập hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học năm 2021

Như vậy, đề thi không những có thể kiểm tra, đánh giá được thực lực của đại trà học sinh với chương trình
phổ thông, mà vẫn có thể được dùng cho mục tiêu xét tuyển vào các trường Đại học. Trên cơ sở đó, cô …
đưa ra một số gợi ý để các bạn sinh năm 2003 ôn thi tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học năm 2021 như
sau:

· Về từ vựng: đầu tiên cần phải ôn tập thật kỹ từ vựng trong chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là từ
vựng trong sách giáo khoa 11 và 12. Nếu học sinh nào đang theo học chương trình thí điểm thì nên
ôn thêm các từ vựng trong chương trình 12 cũ, và ngược lại để làm tăng nền tảng từ vựng nói chung.
Trong quá trình ôn tập, cần chú ý đến sự kết hợp từ, từ đồng nghĩa – trái nghĩa, sự lựa chọn từ, các từ
dễ gây nhầm lẫn.

· Về ngữ pháp: ôn tập các chủ điểm ngữ pháp được học trong chương trình phổ thông, từ lớp 10 đến
lớp 12.

      · Về ngữ âm: ôn tập về các nguyên âm đơn/đôi trong tiếng Anh và tập đọc các từ trong sách giáo khoa.

· Về trọng âm: ôn tập kỹ nguyên tắc về trọng âm của từ có 2 âm tiết và 3 âm tiết, và nguyên tắc trọng
âm của một số đuôi phổ biến.

· Về đọc hiểu: luyện kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh để có thể làm tốt dạng câu hỏi từ
vựng trong bài đọc hiểu. Học sinh cũng cần nâng cao vốn từ vựng để có thể đọc hiểu bài tốt hơn, đặc
biệt là bài đọc hiểu số 2. Ngoài ra, học sinh cần làm thật nhiều bài đọc hiểu để rèn luyện khả năng
nắm bắt ý chính của bài và khả năng tư duy tìm ra đáp án đúng.

· Luyện đề thi thử bám sát cấu trúc của đề tham khảo để nâng cao kỹ năng làm bài và ôn tập toàn diện.
Cần lưu ý là phải có kiến thức nền tốt thì luyện đề mới hiệu quả, vì vậy không nên chỉ luyện đề mà
quên ôn tập các kiến thức chuyên biệt kể trên.


Time limit: 1 hour

Grading method: Highest grade